Đóng Menu

NHỮNG YẾU TỐ NÊN CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON?

Trẻ em từ 3-6 tuổi có khả năng thẩm thấu ngôn ngữ rất nhạy bén, tuy nhiên để trẻ tiếp thu một cách tự nhiên thì chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non phải được thiết kế hợp lý và có phương pháp phù hợp. Vậy chương trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non cần có những yếu tố gì?

“GIAI ĐOẠN VÀNG” THẨM THẤU TIẾNG ANH CỦA TRẺ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự hiệu quả vượt trội khi trẻ học tiếng Anh trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi. Đây được xem như “giai đoạn vàng” để thẩm thấu ngôn ngữ, trẻ sẽ nhanh chóng hình thành khả năng giao tiếp lưu loát.

Việc cho con tiếp cận Anh ngữ từ độ tuổi mầm non còn tạo nền tảng nghe – nói hiệu quả, phát triển đồng đều mọi kỹ năng, giúp trẻ tự tin khi giao tiếp. Vì thế, cha mẹ nên đầu tư cho bé theo học những môi trường song ngữ bài bản để bé có thể phát huy được hết khả năng của bản thân.

NHỮNG YẾU TỐ NÊN CÓ KHI DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ MẦM NON?

Trẻ em ở độ tuổi mầm non rất hiếu động, con luôn muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Vì thế những phương pháp dạy học truyền thống sẽ khiến con khó tiếp thu. Để tìm được chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp thì bố mẹ cần lưu ý những điều sau.

Phương pháp giảng dạy phù hợp

Phương pháp dạy học là hệ thống các cách thức được sử dụng để giáo dục trẻ. Việc áp dụng một phương pháp giảng dạy quá cứng nhắc sẽ khiến trẻ cảm thấy chán nản với bài học. Hoặc phương pháp giảng dạy tiếng Anh quá nghiêm khắc sẽ khiến các bé sợ và lảng tránh lớp học.

Để dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thì nên sử dụng những phương pháp dạy học kết hợp các hoạt động vui chơi, có tính gợi mở và quan trọng nhất là phải gia tăng sự thoải mái của trẻ khi học.

Chương trình học rộng mở

Ở độ tuổi mầm non thì các chương trình tiếng Anh cần đáp ứng được những kiến thức như:

Nhận diện mặt chữ cái tiếng Anh, đếm số, các màu sắc và giao tiếp cơ bản,….

Ngoài ra, chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non nên mở rộng vốn từ vựng của bé với đa dạng chủ đề như giới thiệu bản thân, gia đình, động vật, thức ăn, trái cây, con vật, các loại cây, thời tiết, cảm xúc,…

Không đặt nặng thành tích khi dạy trẻ mầm non

Dù hiểu rằng thành tích tốt và điểm số cao là điều nhiều phụ huynh kỳ vọng. Song, trẻ mầm non là những trang giấy trắng, các em chưa có khái niệm về sự hơn thua. Việc áp dụng hình thức đánh giá năng lực qua điểm số ở cấp mầm non sẽ vô hình chung khiến trẻ áp lực khi cảm thấy mình thua kém bạn bè.

Vì thế, một chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non tốt thì không nên dùng phương pháp xếp hạng thành tích hay đánh giá điểm thi của học viên. Hoặc các đánh giá này chỉ ngầm hiểu giữa giáo viên và phụ huynh, qua đó có lộ trình phát triển tiếng Anh cá nhân hóa cho từng bé để con phát huy được điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của mình.

Môi trường học tập thân thiện

Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng đến quá trình học của bé. Vì trẻ nhỏ rất giàu cảm xúc thế nên bé sẽ dễ hình thành cảm giác tích cực hoặc tiêu cực đối với môi trường học. Các cảm xúc này vô hình chung ảnh hưởng đến các trải nghiệm tại lớp học của con.

Thành quả nhận được sau lớp học

Để nhận xét chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non có đem lại hiệu quả hay không thì ngoài việc đánh giá độ cải thiện Anh ngữ của bé thì cha mẹ cũng nên quan tâm những giá trị như:

  • Sự hiểu biết: Học tập ngoại ngữ là một cách để con tìm hiểu thế giới, từ đó trẻ có được vốn kinh nghiệm xã hội phong phú qua nhiều chủ đề cuộc sống.
  • Sự tự tin: Nói tiếng Anh trôi chảy rất khác với việc giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Chỉ khi con có khả năng giao tiếp tự tin với người bản xứ thì chương trình học tiếng Anh mới được đánh giá là đem lại hiệu quả.
  • Sự vui vẻ: Sẽ ra sao nếu những ký ức học tiếng Anh đầu đời không mang lại niềm vui cho con? Trẻ có thể không có hứng thú và cảm thấy chán nản với việc học ngoại ngữ. Vì thế, hãy chắc chắn là sau chương trình học con vẫn luôn giữ được tâm trạng vui tươi và yêu thích đối với bộ môn ngoại ngữ này nhé!