Đóng Menu

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH ĐỌC SÁCH BÁO HIỆU QUẢ VÀ CẢM NHẬN CUỘC SỐNG TỪ YÊU THƯƠNG

Mượn câu chuyện về việc người ông nhờ cháu đi lấy nước bằng một chiếc giỏ thủng, thông điệp về ý nghĩ của việc đọc sách được chia sẻ một cách giản dị nhất nhân Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4 tại Trường tiểu học Ban Mai.

“Tâm hồn mỗi chúng ta trong cuộc sống cũng tựa những chiếc giỏ, có rất nhiều bụi, nhiều thứ của cuộc sống bám vào. Khi đọc sách – giống như chúng ta cầm giỏ múc nước. Sách như nước mát lành, làm tâm hồn chúng ta trở nên thanh khiết, trong veo, và yêu thương nhiều hơn. Nên khi đọc sách, chúng ta hãy thả lỏng nhất, nghĩ đơn giản rằng: Khi mình đọc sách là mình tiếp xúc với cuộc sống quanh mình qua góc nhìn của rất nhiều người khác, tiếp xúc với những điều nhẹ nhàng khác. Và như thế tâm hồn mình trở nên thanh thản hơn, yêu thương nhiều hơn. Trong cuộc sống rất cần tình yêu thương. Tình yêu thương là chất liệu làm nên những điều kỳ diệu. Khi các con đến trường, đến thư viện, hay bất cứ nơi đâu có tình yêu thương, các con đều thầy rất tuyệt vời. Bởi chính các con được yêu thương.Các con đang rất hạnh phúc khi có tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Nên luôn cần biết trân quý và cảm ơn, tri ơn những yêu thương ấy.” Từ việc chia sẻ về tuổi thơ được sống trong môi trường đọc báo thường xuyên, từ đó học cách viết trong báo, dần dần có những bài viết riêng cho mình, thầy Lương Đình Khoa đã bật mí cách để các con học sinh đọc báo hiệu quả nhất:  

” Hãy luôn dành tình yêu đọc sách báo cho mình khi nào có thể. Và đừng quên ghi lại những điều các con tâm đắc. Rồi quan sát cuộc sống xung quanh: cái cây, cái lá… và miêu tả lại theo cách của các con, bằng cách so sánh và liên tưởng… Trong cuộc sống rất cần tình yêu thương. Tình yêu thương là chất liệu làm nên những điều kỳ diệu. Khi các con đến trường, đến thư viện, hay bất cứ nơi đâu có tình yêu thương, các con đều thầy rất tuyệt vời. Bởi chính các con được yêu thương.Các con đang rất hạnh phúc khi có tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Nên luôn cần biết trân quý và cảm ơn, tri ơn những yêu thương ấy”. Tại buổi giao lưu, thầy Khoa tặng 3 tập sách “VỀ NHÀ ĐI” gồm những bài viết đăng báo Thiếu niên Tiền phong thời học sinh, và những bài viết dành cả cho người trưởng thành, các bậc cha mẹ. Thầy chia sẻ: “Mái nhà là nơi có rất nhiều tình yêu thương cho chúng ta, đi đâu ai cũng muốn trở về. Ngày 5 tuổi, 10 tuổi khi chơi bên sân nhà hàng xóm, đến giờ ăn cơm trưa, sẽ có tiếng mẹ gọi: Con ơi, về nhà đi. Sau này các con lớn, vào Đại học, đi làm, đi xa…, chắc chắn rằng các con cũng sẽ nghe rất nhiều cuộc điện thoại của bố mẹ. Và sau mỗi cuộc điện thoại của bố mẹ vẫn sẽ là: con ơi, về nhà đi. Khi các con 40 – 50 tuổi, có gia đình riêng, thậm chí 60-70 tuổi – nếu nghe điện thoại của bố mẹ thì sẽ vẫn là: Con ơi về nhà đi. Đi đâu tiếng gọi này cũng luôn theo các con, bởi đó là tiếng gọi của tình yêu thương.”

 Khép lại chương trình, bạn Thùy Minh (4A6) đã lên đọc kể cho toàn trường nghe câu chuyện: CHUYỆN CỦA BONG BÓNG (trích trong tập Về Nhà Đi, và có trong sách Nâng cao kỹ năng làm Văn cho học sinh lớp 5 của NXB Giáo Dục). Hy vọng những thông điệp nhẹ nhàng về cách tận hưởng, khám phá và trân quý vẻ đẹp của cuộc sống – dù chỉ tồn tại rất ngắn như bong bóng xà phòng – qua giọng đọc truyền cảm của Thùy Minh, sẽ giúp các con có nhiều cảm hứng và kỹ năng nhìn – cảm mọi thứ quanh mình với thật nhiều rung động của thương yêu. 

 https://www.youtube.com/embed/adx8o85uGM4

 LINK VIDEO TRÊN YOUTUBE 

Ngay sau giờ chào cờ, và vào cuối ngày, đã có những bạn nhỏ hào hứng “khoe” thành quả là các bài văn của mình với thầy cô sau khi được truyền cảm hứng cầm bút.