Đóng Menu

DỰ ÁN HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VỚI CHỦ ĐỀ “ĐA DẠNG SINH HỌC” CỦA HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS BAN MAI

Làm thế nào để phát triển khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thực tế và giúp học sinh tự kiến tạo kiến thức cho bản thân?

Điều gì giúp học sinh cảm thấy đáng để theo đuổi và cải thiện thay vì chỉ chạy theo điểm số?

Phương pháp nào giúp học sinh tích cực thể hiện ở tính trách nhiệm, tự lực, khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện dự án?

Hiểu được những điều mà học sinh thật sự cần để rèn luyện những kĩ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai, BMS chủ động xây dựng các dự án học tập xuyên suốt cả năm học, giúp cho quá trình học tập trở nên thú vị hơn, đồng thời cũng đem lại những giá trị bền vững cho học sinh:

  • Áp dụng hiệu quả kiến thức vào thực hành
  • Phân tích, hiểu được cốt lõi của vấn đề
  • Phát triển tư duy phản biện và khả năng lập kế hoạch
  • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình nghiên cứu/sản phẩm đến mọi người

Cùng khám phá Dự án học tập “Đa dạng sinh học” của Khối 6 – Hệ Quốc tế và Hệ Tài năng để hiểu hơn về phương pháp học tập của thế kỉ 21.

Bạn đã bao giờ nghĩ, chính thiên nhiên nơi đại ngàn Cúc Phương sẽ trở thành lớp học về “Đa dạng sinh học” của những cô cậu học trò lớp 6?

Làm thế nào để nhận biết được cấp độ nguy cấp của các loại động thực vật đang có nguy có tuyệt chủng tại Việt Nam và trên thế giới?

Bạn có chắc mình thuộc được tên các loại linh trưởng, các loại rùa đang sinh trưởng và được bảo tồn nơi thiên nhiên hoang dã?

Không phải ai cũng có cơ hội được tìm hiểu, tận mắt quan sát môi trường, tập tính của các loại linh trưởng sinh sống trong rừng sâu.

“Đa dạng sinh học” là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho Trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Chủ đề môn Khoa học tự nhiên của 6 Trường THCS Ban Mai đã đưa học sinh tới trải nghiệm thực tế tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương – nơi bảo tồn và phát triển sinh vật là nơi cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài động thực vật hoang dã quý hiếm, và cũng là địa điểm nghiên cứu, tham khảo những mẫu vật quan trọng cho học sinh, sinh viên, các chuyên gia về bảo tồn, thực vật, động vật.

Con đường dẫn đoàn học sinh vào rừng quốc gia Cúc Phương

Học sinh tham gia Chặng 1: Gia đình linh trưởng: Học sinh lắng nghe HDV giới thiệu và tham gia trải nghiệm qua đó thực hiện được mục tiêu: Kể tên và nhận diện được một số loài linh trưởng. – Trình bày được đặc điểm sống và cấp độ tuyệt chủng của một số loài linh trưởng.

Chặng 2: Những chiếc mai động đậy: Trình bày được sự đa dạng của loài rùa tại Việt Nam. Kể tên được một số loài rùa đang có nguy có tuyệt chủng tại Việt Nam ở VQGCP. Trình bày được tập tính sinh trưởng và môi trường sống của loài rùa ở VQGCP. Nhận biết được cấp độ nguy cấp của một số loại rùa tại VQGCP.

Chặng 3: Rừng già ngàn năm: Quan sát được các loài sinh vật, môi trường sống và đặc điểm hình thái của các loài thực vật và động vật. Phân loại được các loài động vật, thực vật quan sát được vào các lớp/ ngành phù hợp. Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng các thiết bị, dụng cụ khi thực hành ngoài thiên nhiên.

Sản phẩm học tập Ghép tranh PUZZLE của nhóm học sinh

Sau khi hoàn thành dự án trải nghiệm tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương- Vườn Quốc Gia đầu tiên của Việt Nam vào ngày 06/04/2023, các con học sinh đã hoà mình vào dòng chảy mãnh liệt của sự sống, quan sát khu rừng nguyên sinh vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn, trải nghiệm khám phá vô vàn các loài sinh vật với tất cả vẻ đẹp cùng sự sống đang chờ đón. Sau đó, các con đã hoàn thiện những nội dung nghiên cứu và tìm hiểu dựa trên những trải nghiệm thực tế nhất trên hành trình để có một buổi báo cáo ý nghĩa trước toàn trường.

Lớp 6T1 với khả năng CNTT nổi bật, các bạn thiết kế Bảo tàng 3D trên nền tảng ASTEP. Chỉ với thao tác click chuột, người xem được hòa mình vào thế giới thực vật và động vật thật sống động ở vườn QG Cúc Phương. Để làm sản phẩm này các con học sinh đã rất có quá trình làm việc rất chuyên nghiệp và nghiêm túc: nghiên cứu phần mềm, chụp ảnh tư liệu thực tế, thu thập thông tin từ hướng dẫn viên và thiết kế Bảo tàng phù hợp.

Nhóm 6T2 với mô hình vườn QG Cúc Phương làm từ đất nặn bột mì để mô phỏng hệ sinh thái nơi đây, có những sinh vật nổi bật mà các bạn đã được quan sát trực tiếp như: cây chò ngàn năm, cây chò xanh, rùa 3 vạch, vooc mông trắng, vooc Cát Bà, …Chuyến đi cũng tác động rất nhiều đến suy nghĩ …và các bạn đã cùng nhau hoàn thành poster tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học.

Mô hình Rừng Quốc gia Cúc Phương được làm thủ công từ các loại vật dụng tái chế của học sinh BMS

Phát huy thế mạnh là năng lực ngôn ngữ, các bạn lớp 6i1 và 6i2 đã hợp lực cùng nhau trong 1 vở kịch đầy ý nghĩa nhân văn “Biodiversity”. Các học sinh đã hóa thân vào các vai diễn: Culi nhỏ, vượn má trắng phía nam, vooc chà vá chân xám, rùa sa nhân, thợ săn, kiểm lâm, giáo viên…để tái hiện những loài vật đang gặp nguy hiểm và kêu cứu. Các nhân vật cũng nhắn gửi tới các bạn học sinh BMS nói riêng và các bạn học sinh trên thế giới nói chung hãy cùng nhau thể hiện tình yêu, sự tôn trọng với thiên nhiên để bảo vệ Đa dạng sinh học- con người chúng ta là một phần trong đó.

Để thực hiện một dự án, học sinh cần thực hiện một quá trình nghiên cứu mở rộng và chặt chẽ bao gồm thu thập thông tin, nghiên cứu và ứng dụng. Một dự án chất lượng đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ thấu đáo và phân tích các vấn đề hoặc thách thức được đưa ra. Dự án học tập “Đa dạng sinh học” gắn liền với bối cảnh thực tế xung quanh đời sống, mang đến cho học sinh cơ hội đưa ra quyết định về những gì các bạn tạo ra và cách thể hiện ý tưởng đó.

Một số hình ảnh học sinh BMS chuẩn bị để báo cáo dự án: