Đóng Menu

Bí quyết giúp các bạn trẻ không bị “lạc lối” giữa cám dỗ từ mạng xã hội

Mạng xã hội giống như một đôi cánh – có thể đưa bạn bay xa đến những chân trời mới, nhưng cũng dễ khiến bạn lạc hướng nếu thiếu “la bàn” giá trị. Trong thời đại số, người trẻ cần không chỉ biết sử dụng công nghệ mà còn phải học cách làm chủ nó. Vậy làm thế nào để sống tích cực, an toàn trên mạng xã hội mà không bị cuốn theo những cám dỗ vô hình?

 

 

Trong thời đại 4.0, mạng xã hội trở thành không gian thứ hai của người trẻ, nơi mở ra cả chân trời tri thức và kết nối những trái tim cách xa hàng ngàn cây số. Song cùng với lợi ích, mạng xã hội cũng tiềm ẩn không ít thách thức và cám dỗ. Bài viết dưới đây sẽ khám phá những tác động tiêu cực và hướng dẫn cách để giới trẻ tự bảo vệ mình!

Tác động tiêu cực của mạng xã hội 

Lối sống “ảo” và mất kết nối thực tế: Giới trẻ dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội (trung bình trên 8 giờ/ngày) dẫn đến suy giảm các mối quan hệ ngoài đời thực.
Tiếp xúc với nội dung độc hại và lệch chuẩn: Các nội dung bạo lực, kích động, thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trào lưu “đen” nguy hiểm lan truyền nhanh trên mạng xã hội gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức và hành vi của giới trẻ.
Nghiện mạng xã hội và mất tập trung: Báo cáo từ Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội, việc sử dụng mạng xã hội quá mức góp phần gây nên các tác động tiêu cực như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, cô lập xã hội, nghiện Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần. 
Bị thao túng tâm lý và lừa đảo: Giới trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin nhiễu loạn, tin giả và các hình thức lừa đảo tinh vi trên không gian mạng.
Văn hóa “thần tượng” lệch chuẩn: Hiệu ứng đám đông và trào lưu lệch chuẩn khiến các bạn trẻ dễ bị cuốn theo các hành vi, xu hướng không lành mạnh để “tăng like”, “tăng view”.

Cách giúp các bạn trẻ tự bảo vệ bản thân trước cám dỗ từ mạng xã hội

Xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội có kiểm soát: Trước hết, các bạn trẻ cần được giáo dục và hướng dẫn cách thiết lập giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội hợp lý, tránh việc dành quá nhiều giờ liên tục trên các nền tảng này. 

Thay vì dành thời gian liên tục cho cho cuộc sống mạng, các bạn nên biết cách phân chia thời gian bổ sung, dành nhiều khoảng trống cho học tập, giao tiếp trực tiếp và nghỉ ngơi. 
Việc tạo ra những “khoảng yên tĩnh” không công nghệ như không dùng điện thoại trong bữa ăn hay trước khi đi ngủ, sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần.

Bắt đầu cách quản lý quyền riêng tư kỹ càng: Bên cạnh đó, việc hiểu và áp dụng các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các nền tảng mạng cũng là một yếu tố quan trọng giúp giới trẻ bảo vệ bản thân.

Đặt tài khoản ở chế độ riêng tư, tắt định vị và tránh đăng thông tin cá nhân (địa chỉ, ngày sinh…) để không bị các đối tượng có ý đồ xấu lợi dụng.

Lựa chọn nội dung tích cực, bổ ích: Người trẻ cần chủ động trong việc theo dõi các trang, nhóm có nội dung giáo dục truyền cảm hứng và tránh xa các nội dung tiêu cực, phản cảm hoặc gây nghiện.

Khi biết chủ động tìm kiếm và tiếp nhận những thông tin lành mạnh, mang tính giáo dục, giải trí có lựa chọn lọc, các bạn sẽ phát triển được tư duy phản biện và khả năng nhận biết các nội dung độc hại, sai lệch.
Đồng thời, cha mẹ và nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc hướng dẫn, định hướng và đồng hành động cùng con trong quá trình lựa chọn nội dung.

Tìm niềm vui từ các hoạt động đời thường: Khi tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, nhóm sở thích hoặc các môn thể thao, các bạn trẻ sẽ có cơ hội mở rộng mối quan hệ xã hội thực tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề. 

Dành thời gian cho thể thao hoặc các hoạt động liên quan đến sở thích cá nhân như vẽ, chơi nhạc cụ, đọc sách, làm đồ thủ công... giúp cân bằng cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và tăng cường sức khỏe thể chất tinh thần. 
Nhờ đó, các bạn nhận thức được cuộc sống ngoài đời thực luôn phong phú, hấp dẫn và ý nghĩa hơn nhiều so với thế giới ảo.

Tăng cường giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp trực tiếp là cách giúp mọi người dành nhiều thời gian trò chuyện, chia sẻ và kết nối mặt đối mặt với bạn bè, người thân, tăng cường sự gắn bó và cảm giác thuộc về cộng đồng thực tế. 

Ngoài ra, điều này còn tôi luyện khả năng lắng nghe, hiểu và xử lý tình huống một cách linh hoạt, từ đó nâng cao khả năng tự động và khả năng kiểm soát cảm xúc. 
Những kỹ năng này rất cần thiết để các bạn có thể nhận diện và từ chối các cảm xúc, thông tin sai lệch hay trào lưu tiêu cực trên mạng xã hội một cách chủ động và hiệu quả.

Xây dựng môi trường mạng xã hội an toàn tại BMS

Hiểu rõ những thách thức mà mạng xã hội mang lại, Hệ thống trường liên cấp BMS đã chú trọng phát triển kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho các bạn học sinh khả năng tự quản lý bản thân.
BMS triển khai các chương trình ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ, hoạt động thể dục thể thao,... và khuyến khích học sinh tham gia để giúp các bạn phân bổ thời gian hợp lý giữa học tập, giải trí, thể thao, giảm thời gian sử dụng mạng xã hội.
Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với giáo viên và phụ huynh trong việc định hướng, đồng hành cùng học sinh sử dụng mạng xã hội an toàn thông qua việc tổ chức các buổi tọa đàm, buổi họp mặt, hội thảo (Bảo vệ trẻ em an toàn trực tuyến),...

Mạng xã hội không xấu. Chính cách ta sử dụng mới quyết định ta trở thành người làm chủ hay bị chi phối. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhất hôm nay, để cuộc sống của bạn không chỉ “online tốt” mà còn “thực sự tốt”!

Hãy đồng hành cùng BMS trên hành trình xây dựng thế giới mạng an toàn, giúp bạn tự tin phát triển và làm chủ cuộc sống trong thời đại số.

Quý cha mẹ đăng ký tìm hiểu về lộ trình học tập và nhận chính sách ưu đãi năm học 2025 - 2026 TẠI ĐÂY