Biết cách xử lý khi bị ở một mình trên xe ô tô đối với trẻ nhỏ theo đó là việc cần thiết và quan trọng. Điều này giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ mình, chủ động xử lý khi gặp tình huống thực tế. Cùng BMS tìm hiểu 6 cách giúp trẻ thoát hiểm khi bị ở một mình trên xe ô tô trong bài viết dưới đây.
Giữ bình tĩnh
Khi trẻ bị ở một mình trên xe, theo phản xạ tự nhiên về tâm lý, trẻ sẽ hoảng hốt, sợ hãi. Do vậy, cần tập cho trẻ cách biết giữ bình tĩnh, không hoảng loạn để tìm cách thoát hiểm.
Trẻ cần giữ bình tĩnh để xử lý tình huống
1. Bấm còi vô lăng
Xe ô tô đã tắt máy nhưng còi xe vẫn hoạt động do sử dụng nguồn điện riêng, do vậy, trẻ cần được biết cách sử dụng còi xe khi gặp tình huống bị ở một mình trên xe. Bấm còi xe liên tục sẽ giúp trẻ ra tín hiệu với bên ngoài và được sự hỗ trợ kịp thời.
Bấm còi liên tục để ra tín hiệu cần được hỗ trợ từ bên ngoài
2. Mở cửa xe ở vị trí ghế lái
Cánh cửa ở vị trí gần ghế lái có thể mở được kể cả khi đã rút chìa khóa, do đó cha mẹ cần hướng dẫn trẻ biết được thao tác mở cửa ở vị trí này. Trong trường hợp cấp bách bị ở trong xe một mình, trẻ biết phải tiến đến cửa bên ghế lái, lật lẫy để mở cửa. Lúc này còi báo động kêu lên và nhanh chóng thoát ra ngoài.
Mở lẫy cửa cạnh vị trí ghế lái để thoát ra ngoài
3. Bấm đèn Hazard - đèn khẩn cấp
Bên cạnh vô lăng, trong buồng lái có nút bật đèn Hazard hình tam giác và rất dễ thấy. Chúng ta cần chỉ dẫn cho trẻ nhận biết vị trí Bật đèn Hazard kết hợp với bấm còi để gây sự chú ý của mọi người bên ngoài.
Bấm đèn báo hiệu khẩn cấp
4. Dùng búa phá kính ô tô
Trẻ cần được hướng dẫn về việc sử dụng Búa phá kính hoặc vật dụng có dạng đầu nhỏ, nhọn để đập vào kính. Lực đập tập trung sẽ phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn và lúc này, trẻ có thể thoát ra ngoài.
Dùng búa có đầu nhòn đập kính để thoát hiểm
5. Đứng ở phần kính trước vô lăng để vẫy người bên ngoài
Kính trước vô lăng luôn là kính trong để dễ quan sát hướng, đường. Trong tình huống bị ở một mình trên xe, trẻ cần biết để di chuyển tới khu vực này, tìm cách ra hiệu, báo cho người bên ngoài biết mình đang ở trong xe bằng cách vẫy tay, hoặc cầm các đồ vật rồi vẫy để thu hút người bên ngoài giúp đỡ.
Ra tín hiệu với bên ngoài ở khu vực trước cửa kính ở buồng lái
6. Liên lạc với người thân
Với trẻ đã đến tuổi tới trường (Từ 6 tuổi trở lên), Bố mẹ nên trang bị cho trẻ đồng hồ định vị hay với trẻ lớn hơn là một chiếc điện thoại để liên lạc trong trường hợp cấp bách. Trẻ ghi nhớ số điện thoại và cách gọi điện cho bố mẹ, giáo viên hoặc cảnh sát (113), cứu thương (114) khi gặp tình huống bị ở một mình trong xe ô tô.
Gọi điện liên lạc với người thân bên ngoài để được hỗ trợ thoát hiểm
Trên đây là 6 cách thoát hiểm cần thiết trẻ cần ghi nhớ để tự bảo vệ mình khi gặp tình huống bị ở một mình trên xe ô tô. Cha mẹ nên hướng dẫn cụ thể để trẻ tìm hiểu và biết cách thực hành các thao tác trên như một kỹ năng quan trọng.