Trong thế giới hiện nay, tư duy phản biện không chỉ là chìa khóa giúp trẻ học tập hiệu quả mà còn phát triển khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Việc rèn luyện tư duy phản biện không nhất thiết phải diễn ra trong lớp học hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng này ngay tại nhà thông qua những hoạt động đơn giản và gần gũi hàng ngày.

Vậy tư duy phản biện là gì và tại sao nó lại quan trọng với trẻ?
Tư duy phản biện (Critical Thinking) là khả năng suy nghĩ độc lập, phân tích thông tin một cách khách quan, đặt câu hỏi phù hợp và đưa ra kết luận dựa trên lập luận logic thay vì cảm tính hoặc những niềm tin có sẵn. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong thời đại hiện nay, khi trẻ tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau và dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến xung quanh. Đối với trẻ, tư duy phản biện quan trọng vì:
- Tăng khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đúng đắn trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày
- Tự tin giao tiếp, bảo vệ quan điểm cá nhân một cách hợp lý và tôn trọng người khác
- Tránh bị thao túng, biết phân tích, đánh giá thông tin đa chiều thay vì tiếp nhận thụ động
- Phát triển sự sáng tạo, khả năng thích nghi và tư duy logic
- Xây dựng nền tảng vững chắc cho thành công học thuật và xã hội trong tương lai
5 CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN TẠI NHÀ CHO TRẺ
1. Khuyến khích đặt câu hỏi “Tại sao”
Trẻ em vốn có tính tò mò và hiếu kì với mọi thứ xung quanh, do đó, cha mẹ cho thể tạo điều kiện cho con phát triển nhận thức thông qua việc khuyến khích con đặt câu hỏi và tạo thảo luận:
Ví dụ: Cha mẹ hãy gợi mở bằng những câu hỏi mở như: "Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu…?", "Tại sao con lại nghĩ như vậy?"
Không vội đưa ra câu trả lời, mà hãy để trẻ tự suy nghĩ và đưa ra giả thuyết.
Khen ngợi khi trẻ đặt câu hỏi thông minh, dù câu trả lời chưa chính xác.
2. Đọc sách và thảo luận nội dung
Chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ và đọc cho trẻ nghe nội dung. Sau đó, hãy cùng con thảo luận về các tình huống, nhân vật thông điệp trong câu chuyện và khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến cá nhân và lý giải quan điểm của mình.
Ví dụ: Sau khi trẻ đọc xong một câu chuyện, cha mẹ có thể cùng con thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi: "Nhân vật chính đã học được bài học gì?", "Con có đồng ý với quyết định của nhân vật không? Tại sao?",...
3. Cùng trẻ giải quyết vấn đề thực tiễn
Khi gặp một tình huống hoặc vấn đề, cha mẹ hãy cùng con phân tích nguyên nhân, đưa ra nhiều giải pháp và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương án. Qua đó, con sẽ học cách suy luận logic và ra quyết định dựa trên lập luận hợp lý.
Ví dụ: Khi trẻ muốn mua một món đồ chơi mới, cha mẹ có thể cùng trẻ phân tích: “Món đồ chơi này có những lợi ích gì? Con có thể dùng nó để làm gì? Nếu không mua món này, con có thể chọn món khác hữu ích hơn?”
4. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi tư duy
Các trò chơi như cờ vua, giải đố, xây dựng mô hình… không chỉ giúp trẻ rèn luyện trí não mà còn phát triển kỹ năng phân tích, phán đoán và giải quyết vấn đề. Rèn luyện tư duy phản biện thông qua các trò chơi vừa giúp trẻ hình thành tư duy nhanh nhạy vừa khơi gợi sự tò mò và sáng tạo.
Ví dụ: Cha mẹ có thể thường xuyên cùng con chơi những trò chơi đơn giản, kích thích tư duy như cờ vua, giải đố, ghép hình,...
5. Đưa ra nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề
Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con phát triển tư bằng cách khuyến khích con đưa ra nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề. Qua đó, con sẽ phải suy nghĩ sâu hơn về cùng vấn đề và tìm ra những cách tiếp cận đa dạng.
Ví dụ: Khi xảy ra một vấn đề nào đó trong cuộc sống, cha mẹ có thể khuyến khích con đưa ra những phương án giải quyết khác bằng cách: “Nếu...thì con sẽ làm như nào?”, “Còn cách nào khác để con giải quyết vấn đề này không?”
Hiện nay, BMS cũng đang áp dụng các chương trình học “mở” nhằm tạo điều kiện để các em học sinh có thể phát triển trí tuệ và tư duy phản biện trong hành trình trở thành công dân toàn cầu: các cuộc thi tranh biện, hùng biện diễn ra hằng năm (Trinity College - IGC School Public Speaking Contest, The IGC Debaters…), các buổi gặp gỡ giao lưu với tác giả sách, các khóa học After School đa dạng về giao tiếp, thuyết trình,… Các em không chỉ được trang bị những kỹ năng, kiến thức qua những giờ học trên lớp mà còn qua những hoạt động học tập, vui chơi đầy bổ ích.
Quý cha mẹ đăng ký tìm hiểu về lộ trình học tập và nhận chính sách ưu đãi năm học 2025 - 2026 tại:
https://banmaischool.edu.vn/tuyen-sinh/thong-tin-tuyen-sinh-lop-1-12